Tổ liên gia an toàn về PCCC tại các khu dân cư là một mô hình thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng, phương tiện và hậu cần tại chỗ; nhằm phát huy tính chủ động, tương trợ nhau giữa các gia đình trong một khu dân cư, trong đó lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể của PCCC.
📛 Lực lượng tại chỗ
Tham gia mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” là những người dân thường xuyên sinh sống làm việc tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp với sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khu dân cư; có đủ sức khỏe, có kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và sử dụng phương tiện PCCC được trang bị tại hộ gia đình. Mỗi tổ liên gia từ 5 – 15 hộ gia đình.
📛 Phương tiện tại chỗ
Mỗi hộ gia đình tham gia tổ liên gia an toàn PCCC phải trang bị ít nhất một bình chữa cháy xách tay, tối thiểu một dụng cụ phá dỡ như: xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu; có nút ấn lắp đặt bên trong và bên ngoài các hộ gia đình; có chuông còi báo sự cố bằng âm thanh, có đèn báo sự cố, có dây dẫn nguồn cấp cho hệ thống và có hệ thống nút ấn thiết bị báo sự cố cháy không dây.
Cơ chế hoạt động: hệ thống nút ấn báo sự cố cháy không dây của hộ gia đình trong “tổ liên gia” được cài đặt chung một tần số hoạt động, khi nhấn một nút bất kỳ trong “tổ liên gia”, tín hiệu sẽ được truyền từ bộ phát đến bộ thu lắp đặt tại các hộ gia đình và bộ thu sẽ phát ra tín hiệu âm thanh, ánh sáng báo động.
📛 Chỉ huy tại chỗ
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí và điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH như:
– Bố trí nguồn kinh phí để trang bị hệ thống, phương tiện PCCC & CNCH
– Chủ hộ gia đình tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC và thoát nạn. Tổ trưởng tổ liên gia định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC của các hộ gia đình trong tổ liên gia.
– Định kỳ 6 tháng hoặc một năm 1 lần tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến kiến thức PCCC & CNCH và nắm tình hình thực tiễn công tác PCCC của các hộ gia đình
📛 Hậu cần tại chỗ
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí và điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH như:
– Việc bố trí nguồn kinh phí để trang bị hệ thống, phương tiện PCCC & CNCH.
– Việc bố trí nguồn kinh phí để duy trì các điều kiện hoạt động của mô hình.
– Việc bố trí nguồn kinh phí để phục vụ công tác hậu cần trước và trong suốt quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
📛 Xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nổ, sự cố cứu nạn cứu hộ
Khi xảy ra cháy nổ tại hộ gia đình bất kỳ trong tổ liên gia, các bước xử lý cụ thể như sau:
– Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố: ấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết. Sau đó, báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH qua số 114 hoặc app báo cháy 114, ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
– Thành viên tổ liên gia sử dụng phượng tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
– Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy cứu người bị nạn thông báo cho lực lượng dân phòng, công an cấp xã, lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ. Báo cáo lại tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, công an cấp xã, lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ có mặt.
Bảo hộ Phú Minh cung cấp các thiết bị PCCC & BHLĐ xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn và an toàn. Quý khách có nhu cầu trang bị: Bình chữa cháy, Chuông, đèn, nút ấn báo cháy, rìu cứu nạn, búa tạ, xà beng, mặt nạ phòng độc,… cho Tổ liên gia PCCC, vui lòng liên hệ để được tư vấn.
Bảo hộ Phú Minh
~An toàn để vui sống trọn vẹn~
———————————————–
📞 Hotline/Zalo: 0979605978
💫 Website : baohophuminh.com
📬 Tư vấn miễn phí: m.me/BaoholaodongPhuMinh
⏰ Thời gian mở cửa: 8 a.m – 19 p.m
🏠 Địa chỉ: 7/126A Xa lộ Hà Nội, Kp4, P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (Đối diện KCN
Amata)
#baohophuminh #pccc #mohinhphongchaytoliengia